Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Yêu thương và tự do

Nếu chúng ta vẫn giữ nguyên phương pháp giáo dục từ trước tới nay, trình độ của cả nhân loại sẽ bị hạ thấp. Trên thực tế, năng lực thấp kém của 1 người hoàn toàn bắt nguồn từ việc bị người lớn khống chế từ 0-6 tuổi.
Nếu chúng ta tiến hành phương pháp giáo dục mới, chúng ta sẽ loại bỏ những hạn chế mà người lớn gây ra với con trẻ. Chúng ta sẽ bắt đầu từ hiện thực, tức là để trẻ em hoàn toàn tự do được lắng nghe và làm theo sự thúc giục của trái tim trẻ.

Có những người chưa từng được học hành lại phát triển rất tốt. Có những người học hành nhiều, lại sống rất hồ đồ. Nếu bạn nhìn mọi người, nhìn thế giới bằng tâm thái tích cực, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Còn nếu bạn cảm thấy nơi đâu cũng đầy nguy hiểm rình rập, việc gì cũng khó khăn, có người hãm hại hay cản trở thì bạn sẽ phân tâm, chán nản, thất vọng. Những điều vụn vặt sẽ trói chân chúng ta vào những sự việc tầm thường, xa rời mục tiêu cuộc đời của mỗi con người. Phần lớn thời gian chúng ta đang tự giãy giụa, cả đời sống trong sự khổ hạnh.

Nói về sự phục tùng, sự phục tùng ở đây có ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều so với sự phục tùng theo nghĩa thông thường. Phục tùng là thăng hoa của ý chí cá nhân. Một lần tôi hỏi cháu mình rằng: "Linh ơi, cháu thấy nhà bên ai là người nghe lời nhất?" Linh nói: "cháu cảm thấy thầy giáo Vương là người nghe lời nhất." Đúng là thầy giáo Vương vô cùng "nghe lời". Bạn nhờ thầy giáo Vương cầm cái gì, thầy sẽ cầm ngay, bạn muốn thầy giáo Vương đi xào rau, thầy giáo Vương cũng xào ngay. Trong mắt những người khác, thầy giáo Vương là một người chồng tốt, hiền lành, "nghe lời", nhân nhượng. Khi người khác có quan điểm khác mình, thầy vẫn yên lặng lắng nghe. Những người bình thường không thể hiểu nổi sự tốt đẹp, sự bình tĩnh, sự sâu sắc của thầy. Thầy không bao giờ tham dự vào những việc phàm tục ở đời. Khi bạn quan sát thầy thật kỹ, bạn sẽ phát hiện ra đó là vì trạng thái cuộc sống của thầy cao hơn hẳn người khác, thầy luôn nhân nhượng và chăm sóc người xung quanh mình. Thầy là một nhà khoa học, nhưng thầy không chỉ là một nhà khoa học, thầy giống một bậc thánh hiền chỉ nói một câu vào lúc cần thiết nhất, còn bình thường thì không bao giờ chiếm dụng không gian và thời gian của ai. Thầy là người có nhân cách phát triển bình thường nhất trong tất cả những người tôi đã gặp.
(Trích "Yêu thương và tự do" - Tôn Thụy Tuyết)

Làm sao để 1 con người đạt đc trạng thái tinh thần tối ưu như vậy? Chỉ có sự tự do. Bạn ko thể tưởng tượng được 1 đứa trẻ tự do thực sự sẽ phát triển những phẩm cách ưu việt tới mức nào.
Con trẻ phải được tự lập trong cuộc sống để có sự độc lập về cơ thể; phải được tự do lựa chọn để có được sự độc lập về ý chí; phải được tự do làm việc để có được sự độc lập về tư tưởng.
Được tự do, con sẽ được hạnh phúc, tình yêu và kỷ luật tự nhiên hình thành trong con. Đương nhiên con sẽ tìm cách làm hài lòng người lớn vì tình yêu & ý chí tự nguyện chứ ko vì bị áp đặt. Con sẽ đạt được sự thuận theo, đây là sự thuận theo chân lý chứ ko phải "nghe lời" người lớn. Đa phần người lớn chúng ta đều biến dạng, méo mó hết rồi. Khái niệm của người lớn đã quá sai lệch. Con trẻ dùng đôi mắt của mình để nhìn 1 thế giới khách quan, điều này không do ai dạy, mà đến từ nội tâm của trẻ, đến từ quá trình trẻ quan sát và thể nghiệm cuộc sống.


Trẻ hiếu động, tăng động quá mức, là hệ quả xuất hiện sau khi các hoạt động tự phát của con bị ngăn cản, con ko còn mục tiêu để phát triển nữa. Không có đứa trẻ sai lầm, chỉ có người lớn sai lầm...
Vì thế, điều ác nhất trong cuộc đời này là không cho một con người trưởng thành. Trong một môi trường không có yêu thương và sự tự do, một đứa trẻ khổ sở sống đến năm 18 tuổi, bạn nghĩ rằng trẻ sẽ bắt đầu phục vụ người khác sao? KHÔNG BAO GIỜ. Nguyện vọng đầu tiên của trẻ sẽ là "ta phải thể hiện bản thân ta thế nào, ta phải nhào nặn mình đúng như ta mong muốn"
Sáng tạo và hình thành bản ngã rất quan trọng. Phá vỡ sự vận hành của bản thân con trẻ, để con trẻ phục vụ cho người lớn cũng là một kiểu phạm tội. Bởi vì kiểu giáo dục này sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề trong xã hội.

Bạn có muốn con mình trưởng thành lúc nào cũng mang nặng tâm lý thù hận, lầm lì dễ nổi nóng, mãi mãi oán trách người khác, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực? Nếu thực sự yêu con, hãy để con là chính mình, hãy giải phóng con mình khỏi sự trói buộc áp bức, phục tùng quyền uy. Chúng ta đều lớn lên không có tự do, nên chúng ta luôn tưởng tượng tự do là không phép tắc. Đó chỉ là giải phóng, mục đích của giải phóng là tự do. Giải phóng không phải là trạng thái bình thường của con người, cũng không phải là trạng thái tự do thực sự. Mục đích thực sự của tự do là để phát triển bản ngã và sáng tạo bản ngã, chứ không phải là phá hoại. Chúng ta dùng một bộ óc chưa từng được tự do để tưởng tượng về tự do thì sẽ khó khăn vô cùng. Vì vậy bạn đã dùng quyền uy của mình mà khống chế toàn bộ hành vi và cuộc đời con trẻ. Đó là 1 hiện thực tàn khốc.

"Yêu con, hãy để con được tự lập. Yêu con, hãy để con có được sự tự tôn. Yêu con, hãy cho con đầy ắp tinh thần khám phá thế giới này. Nếu bạn yêu con, hãy để cho con được phát triển theo yêu cầu cuộc sống của chính bản thân chúng."

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Bạo lực với con trẻ?

Có nên đánh con hay không?

Không bao giờ, không bao giờ và KHÔNG BAO GIỜ được đánh con, dù chỉ là đét 1 phát vào đít. Đối với mình, đánh con là mọi rợ, là rừng rú, là biện pháp của những người bất lực, bất lực về mặt trí tuệ! Chúng ta đang sống ở 1 thế giới văn minh, đừng tự mình đi thụt lùi và kéo người khác tụt hậu như thế. Tranh cãi xem có nên đánh con hay không, theo 1 tác giả mình rất thích, cũng giống như là tranh cãi xem người đàn ông có nên lấy 2-3 vợ không. Cho nên đánh con là 1 việc tàn nhẫn, cực kỳ vô lý và không thể chấp nhận được!

Bạn đánh con bạn lấy lý do vì bé làm sai, lì lợm, không nghe lời, sau khi đánh xong bạn thu được kết quả tức khắc: con bạn nghe lời & làm đúng theo ý bạn. Bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn trước mắt, nhưng bạn đã để lại trong tâm hồn bé 1 vết thương, 1 lỗ hổng mà sau này không gì có thể chữa lành nổi. Bạn đánh con với lý do muốn tốt cho bé, muốn bé chừa không phạm lỗi nữa, nhưng thực chất việc dùng bạo lực với bé chỉ là đang thỏa cơn tức giận của bạn, mà bạn không muốn thừa nhận. Thật ra bạn chỉ đang trút giận lên 1 đứa trẻ yếu ớt, chứ không phải dạy dỗ!

Bạn bảo rằng bạn đánh con, sau này nó nên người nó sẽ phải cám ơn những đòn roi của bạn, bạn dạy con mình như vậy, bởi vì chính bạn cũng đang biết ơn những đòn roi của cha mẹ thầy cô bạn. Sai! Sai ngay từ trong tư duy, sai từ ngọn nguồn! Tư duy sai dẫn theo mọi thứ đều sai hết. Bạn đang dạy cho con mình cư xử đúng, làm đúng là vì sợ đòn roi, chứ không phải vì cái đúng, vì những giá trị đạo đức. Bạn lầm tưởng rằng đánh cho nên người, con bạn thành công trong cuộc sống là nhờ những lần bạn trút giận lên con, "thương cho roi cho vọt", sai bét! Nó thành công hay không là do chính nỗ lực và thể nghiệm của bản thân nó. Nó có thể không làm điều sai trái vì những đòn roi của bạn, thế nhưng tư duy của nó đã bị bóp méo, lệch lạc, kiểu "tôi không dám ăn cắp vì tôi sợ bị đòn, chứ ko phải tôi không ăn cắp vì điều đó làm tổn hại đến người khác", và cốt lõi của vấn đề vẫn ko thể giải quyết được.

Bạn bảo rằng mình chỉ đưa ra 1 mớ lý thuyết suông, chưa đụng chuyện nên chưa biết, chưa thấy cảnh đi làm về mệt, nhà cửa bề bộn con cái quậy phá nói không nghe, ở vào hoàn cảnh đó mới biết không thể kềm chế bản thân mình đánh con. Ờ, suy nghĩ của bạn quá hạn hẹp rồi, chỉ biết đổ lỗi và trách tại thời tiết. Như kiểu tôi ăn cắp tại tôi nghèo, tôi giết người tại thằng đó chửi tôi, hãy đặt mình vào vị trí của người khác blah blah, đặt đặt cái con cá sặc :)). Con người khác con vật ở chỗ biết kềm chế và có sự lựa chọn của lý trí. Ai cũng suy nghĩ như bạn thì nhân loại càng lúc càng xuống cấp rồi, và nhờ những người như bạn mới thấy sự khác biệt rõ rệt của văn minh phương Tây và các nước lạc hậu châu Á. Nhờ những người như bạn mới cổ súy cho mấy vụ lên báo hàng ngày như là đánh con đến biến dạng gương mặt, đánh ép trẻ ăn cháo đến suýt tử vong, giáo viên đánh chết học trò v.v... Đừng vì trẻ con yếu ớt không có khả năng tự vệ mà tha hồ bạo ngược thể hiện uy quyền.

Một người lớn sinh tồn trong xã hội phàm tục này thì quan niệm cũng phàm tục. Đem quan niệm đó ra mà dạy dỗ trẻ con thì đứa trẻ ấy sao có thể phát triển bình thường được???

Rồi bạn hỏi, vậy làm thế nào đây? Làm thế nào để giải quyết, dạy con mà không dùng đến bạo lực?
Mình chỉ muốn nói rằng, cha mẹ phải học cách yêu con, phải làm được điều này, phải đấu tranh với tiềm thức của mình. Hãy đọc nhiều vô, học nhiều vô, từ bỏ đi những kinh nghiệm giáo dục cũ kỹ lạc hậu, chúng ta hướng tới tình yêu thấu hiểu chứ ko phải thứ tình yêu phục tùng áp đặt. Trẻ con cần được tự do, và trong tự do của trẻ đã có kỷ luật rồi, nhất thiết phải bỏ đi suy nghĩ tự do là có hại. Cơ thể trẻ cần được bảo vệ, cha mẹ đang dạy trẻ yêu thương chứ không dạy trẻ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề để có được cái mình muốn trước mắt.

Bạn đánh con 1 lần, vết thương đó sẽ đi theo con bạn cả đời!


Lý giải biểu đồ hoàng đạo (birthchart) của Tủn theo chiêm tinh phương Tây


Con sinh ngày 21 tháng 1 năm 2014.
Mặt trời: Bảo Bình
Mặt trăng: Xử Nữ (thôi xong haha)
Cung Mọc: Sư Tử

Xem biểu đồ này là để đoán tính cách, tính cách ảnh hưởng đến vận mệnh, chứ chiêm tinh phương Tây không đoán được tương lai của 1 người.

Vậy điều gì làm con khác biệt với mấy trăm triệu Bảo Bình trên thế giới

Tổng quát:


Hầu hết các hành tinh đều "té" về bên phải. Ý nghĩa: con thuộc dạng công tử, ko tự lập lắm, gì cũng đợi dâng tới miệng, hay dựa dẫm ng xung quanh.
Tủn có 5 hành tinh thuộc cardinal (dữ dội), 6 hành tinh thuộc fix, và 3 ht thuộc mutual. Giải thích: kiên định, bảo thủ, cứng đầu, hay khó chịu và hơi độc tài, ít uyển chuyển.
Tủn có 5 hành tinh yếu tố Nước, 4 ht Đất, Lửa là ít nhất. Giải thích: bề ngoài khó đăm đăm nhưng trong lòng nhạy cảm, ít Lửa nên ko phải là người có gan hùm mật gấu.
Tủn có 3 hành tinh tụm vô nhà số 7, gồm Chiron, Neptune và Mercury. Nhà số 7 là trung tâm quan hệ, giao tiếp xã hội, mà con còn có Mercury (tượng trưng cho sự truyền thông, giao thông) chình ình ngay số 7, thì con khá là đc lòng người, luôn luôn lắng nghe lâu lâu mới hiểu, khả năng truyền đạt tốt, nói chuyện hay & thu hút. Thích hợp đi giảng đạo, ok.

Tủn có mặt trời Bảo Bình rất tương hợp với mặt trăng Xử Nữ, Bảo Bình là vô độ nhưng lại lai Ma Kết, Xữ Nữ là nguyên tắc nhưng lại lai Thiên Bình. Bảo Bình, Ma Kết đã khó tính mà lại hỗ trợ thêm Xữ Nữ thì thôi rồi.

Tủn có Venus cực kỳ hỗ trợ tốt cho Mercury, Venus là dễ dàng thuận lợi, dễ chịu, hưng phấn, giống như đc sạc đầy pin, Mercury là truyền thông, như đã nói ở trên, con có tố chất của 1 nhà hùng biện giỏi đứng trước đám đông, lời nói của con có sức thuyết phục lớn và dễ đi vào lòng người. Nghề phù hợp: bán hàng đa cấp.

Hành tinh mạnh nhất của con là sao Mộc, đây là đặc trưng rõ ràng của con nha. Ưu điểm lớn trong đời là sự may mắn, có thể con sẽ trúng số nhiều lần. Sao Mộc tượng trưng cho may mắn và khả năng phát triển của con, khả năng bùng nổ ko theo 1 trật tự nào cả, với sao Mộc là ác chủ bài thì con sẽ phải gánh lên vai khá nhiều trọng trách.
Nên nhớ con có sao Mộc là phản ánh nổi trội tính cách của con nhất, chứ ko phải mặt trời Bảo Bình. Trên thế giới này ko phải chỉ có 12 loại người.
Con còn có những hành tinh khác, góc độ khác, nhưng ko quan trọng, tất cả đều bị sao Mộc lấn át, ngay cả những đặc tính của mặt trời Bảo Bình cũng ko mạnh bằng thằng sao Mộc này. Nó đứng riêng ra và tập trung năng lượng nhiều nhất. Túm lại sao Mộc có gì là thể hiện lên con người con hết.

Chi tiết về sao Mộc của Tủn:

Sao Mộc thuộc cung Cự Giải: tuyệt vời, theo vị trí này thì ưu điểm của con sẽ càng phát huy, còn khuyết điểm thì tự nhiên đc hạn chế. Chỉ số may mắn tăng đáng kể. Tuy nhiên con khá truyền thống, gia trưởng & giáo điều. Thích hợp đi tu hoặc làm 1 tín đồ sùng đạo. Người có vị trí này khá là cuồng tín.

Sao Mộc nằm trong nhà số 11: chỗ này là trung tâm giao thông bè bạn,  hy vọng và ước mơ. Tủn có sao Mộc nằm đây chứng tỏ bạn bè đem lại rất nhiều may mắn cho con, mọi thứ đều thuận lợi dễ dàng đối với con thông qua bạn bè. Nhiều khi thuận lợi may mắn quá thành ra con hay nằm chờ sung rụng, khiến con ko chịu nỗ lực nữa và cho rằng hỗ trợ con là trách nhiệm đương nhiên của những người xung quanh. Bạn bè con có nhiều ng thông thái khôn ngoan, con coi trọng điều này hơn tiền của.


Tủn rất hay nhăn nhó, thích cũng nhăn mà ghét cũng nhăn...

Sao Mộc xung đột với sao Hoả, giải thích như thế này: theo chủ nghĩa lạc quan, tính cách bốc đồng, thiếu kềm chế, ít kiên nhẫn.
Sao Mộc xung đột với Uranus (sao Thiên Vương) tượng trưng cho những gì bất thường, gây sốc, con sẽ khó mà vượt qua những thử thách, ko muốn liều mạng và ko muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ. (Cái này mạnh hơn đặc tính của Bảo Bình là khùng điên, khác người)
Sao Mộc đối lập với Venus: con thích chơi trước rồi làm việc sau, khó mà hoàn thành tốt công việc, gì cũng ko đến nơi đến chốn.
Sao Mộc đối lập Pluto: đối với con ko có chuyện được ăn cả ngả về không, gì cũng cẩn thận dè chừng.
Sao Mộc rất tương hợp với sao Thổ: góc hợp này khó hình dung đây, sao Mộc là "xoã đê", còn sao Thổ thì "nghiêm túc vô, làm việc đê", 2 vị trí này trên biểu đồ lại cực kỳ hợp nhau (120 độ) chứng tỏ con "xoã" theo 1 cách rất trật tự, có tổ chức, chơi ra chơi làm ra làm, mặc dù ưu tiên chơi trước hehe.
Sao Mộc rất tương hợp với Neptune: con có khuynh hướng duy tâm, lý tưởng. Những sáng kiến, tưởng tượng của con dễ dàng đưa vô thực tiễn. (Neptune là sao Hải Vương tượng trưng cho mơ mộng, sống trên mây)

Tóm tắt lại cho con: Tủn có vận may rất lớn, được chăm sóc tận răng, hay được dọn ổ sẵn. Tính tình khó chịu, hay nhăn nhó hung hăng, muốn mọi người làm theo ý mình.

Cha mẹ không phải là thượng đế của con.

(mà là "đầy tớ" của con nhá)


Stt này hơi dài nhưng là những trăn trở của mình từ khi sinh bé Tủn tới giờ, đã hơn 17 tháng, điều mình viết dưới đây là những gì mình đã học, đã cảm nhận thực tế & là cái nhìn chủ quan của 1 bà mẹ mới sinh con lần đầu. 17 tháng, mình ko lúc nào ngừng học & đọc, vì mình ko biết gì cả, ở đâu có chữ là gom và nuốt, đối với mình, nuôi dạy trẻ con giống như là 1 nghề cần phải học, là sự nghiệp cả đời.

Và mình thấy rằng trí lực của con trẻ hoàn toàn dựa vào cảm giác, từ cảm giác hình thành nên các khái niệm, trước 6 tuổi, bé ko học bất cứ kỹ năng nào, những gì con làm được đều là do quá trình lặp đi lặp lại 1 cách vô thức.
Trẻ sẽ tận dụng tối đa 5 giác quan & cơ quan đầu tiên con dùng để khám phá thế giới đó chính là miệng. Khi con đưa 1 vật nào đó vô miệng để ngậm, cắn, xé, tức là não con đang hình thành dần các khái niệm mềm, cứng, nóng, lạnh v.v... Nhiệm vụ của cha mẹ là ngay lúc đó giải thích với con (cái khăn này mềm, cái lược này cứng...) thế nhưng đa số người lớn chúng ta lại giằng vật ra khỏi tay & miệng trẻ, điều đó vô tình phá hoại và làm hỏng đi năng lực cảm giác nguyên sơ của con rồi.

Cha mẹ nên biết rằng mình là người hướng dẫn, hỗ trợ & bảo vệ con chứ không phải điều khiển con như 1 con rối, tự cho mình là thượng đế của con, mà tước đi cơ hội phát triển cũng như kềm chế mọi sự khám phá của con. (Bản thân mình thì luôn nghĩ mình là "đầy tớ" của con ấy chứ ^^)

Trẻ nhìn nhận sự việc cần dựa trên cảm xúc lý tính của bản thân con, chứ ko phải do cha mẹ áp đặt lên trẻ.

Đừng nói "tôi đang ngăn cản con khỏi những vật dễ bị hóc, dơ bẩn v.v...", những gì nguy hiểm với trẻ đơn giản là phụ huynh phải biết và tránh cho con ngay từ đầu, không thể lấy lý do đó mà biện hộ cho hành động cấm cản con khám phá & phát triển năng lực nội tại của con.

Tự do là nền tảng của hạnh phúc. Cha mẹ vì sợ con quá tự do mà ra sức quản chặt, kiểm soát & can dự quá mức vào cuộc sống của con ngay từ tấm bé, dần dần hình thành trong con tâm lí bất ổn, thù địch & phản kháng, đừng hỏi sao con càng lớn càng lầm lì ko nói chuyện với mình.
Chính vì sự kềm kẹp quá chặt của cha mẹ mới có nguy cơ dẫn đến những trường hợp sa đọa, đổ đốn của trẻ sau này.



Cha mẹ ko biết rằng bản chất con người luôn hướng thiện, trẻ con cũng thế.
1 đứa trẻ ra đường thấy con chim bị thương nằm thoi thóp, phản ứng đầu tiên của em là muốn cứu nó, muốn ôm lấy nó. Đó chính là sự lương thiện vốn có của 1 đứa trẻ. Nhưng cha mẹ thay vì bồi dưỡng sự lương thiện ấy, lại gạt phắt đi và cấm đứa trẻ đến gần con vật vì sợ h5n1.
Lúc ấy tâm tính của bé hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi, lâu dần thui chột đi tình cảm phong phú tự nhiên trong con, khiến con cảm thấy ức chế, muốn đập phá. Cha mẹ lại tức tốc đem con đi chữa tăng động, ra sức đổ lỗi cho môi trường, xã hội, tạo thành cái vòng lẩn quẩn...

1 đứa trẻ đánh rơi ly nước làm vỡ tan dưới nền nhà, thay vì người mẹ đề nghị cùng tìm cách giải quyết, thì lại phát cáu lên la hét đánh đập, không cho con cơ hội được phạm lỗi, cha mẹ ko biết rằng con trưởng thành chính là nhờ những lần phạm lỗi như vậy. Lâu dần đứa trẻ bỗng trở nên nhút nhát tự ti, không dám làm gì, đâm ra chây lười chán nản, 25-30 tuổi còn ăn bám gia đình. Lúc ấy cha mẹ lại được dịp kêu than "sao mà con tôi nó lười biếng nó lù đù đần độn đến thế, không tháo vát như con nhà người ta..." Ờ thì con nhà người ta đã thử sức với tất cả mọi thứ rồi, đc tự do phát triển, trải nghiệm thất bại cũng như đc động viên khi thành công, còn con tôi, tôi ko cho phép nó thất bại, tôi ko hoàn hảo nên nó phải hoàn hảo theo ý tôi, là tôi muốn tốt cho nó...

Mình chỉ nghĩ đơn giản như vầy, xã hội càng lúc càng phát triển, con người càng lúc càng đi lên, những người nguy hiểm nhất là người luôn nghĩ mình biết tuốt, vì mình thấy bản thân mình tốt mình đẹp quá rồi đâu cần phải học hỏi phấn đấu nữa (liên quan ko ta), kiến thức của nhân loại đâu có bằng kiến thức của mình. Nhưng các bậc cha mẹ đừng quên rằng mình chỉ đẻ tối đa 10 đứa, ông bà tối đa 20 đứa con thôi. Còn những nhà nghiên cứu, những nhà tâm lý học người ta có cái nhìn sâu sắc về giáo dục con người. Họ đã nghiên cứu lâm sàng trên rất nhiều đứa trẻ, những gì họ viết là công trình cả đời của họ, cũng đáng để chúng ta dẹp bỏ cái tôi và sự ngạo mạn của mình đi nhỉ.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Thút thít thút thít thút thít

Ba hay kể con nghe chuyện "Sự tích ông bụt", chuyện "Công chúa ngủ trong rừng" có 2 em bé hoàng tử, con thích truyện nào nhất?