Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Cha mẹ không phải là thượng đế của con.

(mà là "đầy tớ" của con nhá)


Stt này hơi dài nhưng là những trăn trở của mình từ khi sinh bé Tủn tới giờ, đã hơn 17 tháng, điều mình viết dưới đây là những gì mình đã học, đã cảm nhận thực tế & là cái nhìn chủ quan của 1 bà mẹ mới sinh con lần đầu. 17 tháng, mình ko lúc nào ngừng học & đọc, vì mình ko biết gì cả, ở đâu có chữ là gom và nuốt, đối với mình, nuôi dạy trẻ con giống như là 1 nghề cần phải học, là sự nghiệp cả đời.

Và mình thấy rằng trí lực của con trẻ hoàn toàn dựa vào cảm giác, từ cảm giác hình thành nên các khái niệm, trước 6 tuổi, bé ko học bất cứ kỹ năng nào, những gì con làm được đều là do quá trình lặp đi lặp lại 1 cách vô thức.
Trẻ sẽ tận dụng tối đa 5 giác quan & cơ quan đầu tiên con dùng để khám phá thế giới đó chính là miệng. Khi con đưa 1 vật nào đó vô miệng để ngậm, cắn, xé, tức là não con đang hình thành dần các khái niệm mềm, cứng, nóng, lạnh v.v... Nhiệm vụ của cha mẹ là ngay lúc đó giải thích với con (cái khăn này mềm, cái lược này cứng...) thế nhưng đa số người lớn chúng ta lại giằng vật ra khỏi tay & miệng trẻ, điều đó vô tình phá hoại và làm hỏng đi năng lực cảm giác nguyên sơ của con rồi.

Cha mẹ nên biết rằng mình là người hướng dẫn, hỗ trợ & bảo vệ con chứ không phải điều khiển con như 1 con rối, tự cho mình là thượng đế của con, mà tước đi cơ hội phát triển cũng như kềm chế mọi sự khám phá của con. (Bản thân mình thì luôn nghĩ mình là "đầy tớ" của con ấy chứ ^^)

Trẻ nhìn nhận sự việc cần dựa trên cảm xúc lý tính của bản thân con, chứ ko phải do cha mẹ áp đặt lên trẻ.

Đừng nói "tôi đang ngăn cản con khỏi những vật dễ bị hóc, dơ bẩn v.v...", những gì nguy hiểm với trẻ đơn giản là phụ huynh phải biết và tránh cho con ngay từ đầu, không thể lấy lý do đó mà biện hộ cho hành động cấm cản con khám phá & phát triển năng lực nội tại của con.

Tự do là nền tảng của hạnh phúc. Cha mẹ vì sợ con quá tự do mà ra sức quản chặt, kiểm soát & can dự quá mức vào cuộc sống của con ngay từ tấm bé, dần dần hình thành trong con tâm lí bất ổn, thù địch & phản kháng, đừng hỏi sao con càng lớn càng lầm lì ko nói chuyện với mình.
Chính vì sự kềm kẹp quá chặt của cha mẹ mới có nguy cơ dẫn đến những trường hợp sa đọa, đổ đốn của trẻ sau này.



Cha mẹ ko biết rằng bản chất con người luôn hướng thiện, trẻ con cũng thế.
1 đứa trẻ ra đường thấy con chim bị thương nằm thoi thóp, phản ứng đầu tiên của em là muốn cứu nó, muốn ôm lấy nó. Đó chính là sự lương thiện vốn có của 1 đứa trẻ. Nhưng cha mẹ thay vì bồi dưỡng sự lương thiện ấy, lại gạt phắt đi và cấm đứa trẻ đến gần con vật vì sợ h5n1.
Lúc ấy tâm tính của bé hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi, lâu dần thui chột đi tình cảm phong phú tự nhiên trong con, khiến con cảm thấy ức chế, muốn đập phá. Cha mẹ lại tức tốc đem con đi chữa tăng động, ra sức đổ lỗi cho môi trường, xã hội, tạo thành cái vòng lẩn quẩn...

1 đứa trẻ đánh rơi ly nước làm vỡ tan dưới nền nhà, thay vì người mẹ đề nghị cùng tìm cách giải quyết, thì lại phát cáu lên la hét đánh đập, không cho con cơ hội được phạm lỗi, cha mẹ ko biết rằng con trưởng thành chính là nhờ những lần phạm lỗi như vậy. Lâu dần đứa trẻ bỗng trở nên nhút nhát tự ti, không dám làm gì, đâm ra chây lười chán nản, 25-30 tuổi còn ăn bám gia đình. Lúc ấy cha mẹ lại được dịp kêu than "sao mà con tôi nó lười biếng nó lù đù đần độn đến thế, không tháo vát như con nhà người ta..." Ờ thì con nhà người ta đã thử sức với tất cả mọi thứ rồi, đc tự do phát triển, trải nghiệm thất bại cũng như đc động viên khi thành công, còn con tôi, tôi ko cho phép nó thất bại, tôi ko hoàn hảo nên nó phải hoàn hảo theo ý tôi, là tôi muốn tốt cho nó...

Mình chỉ nghĩ đơn giản như vầy, xã hội càng lúc càng phát triển, con người càng lúc càng đi lên, những người nguy hiểm nhất là người luôn nghĩ mình biết tuốt, vì mình thấy bản thân mình tốt mình đẹp quá rồi đâu cần phải học hỏi phấn đấu nữa (liên quan ko ta), kiến thức của nhân loại đâu có bằng kiến thức của mình. Nhưng các bậc cha mẹ đừng quên rằng mình chỉ đẻ tối đa 10 đứa, ông bà tối đa 20 đứa con thôi. Còn những nhà nghiên cứu, những nhà tâm lý học người ta có cái nhìn sâu sắc về giáo dục con người. Họ đã nghiên cứu lâm sàng trên rất nhiều đứa trẻ, những gì họ viết là công trình cả đời của họ, cũng đáng để chúng ta dẹp bỏ cái tôi và sự ngạo mạn của mình đi nhỉ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét